Đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận như xoang, đường mũi, hầu họng, thanh quản. Bởi hệ hô hấp của trẻ còn quá non nớt, một khi đã mắc những bệnh viêm đường hô hấp trên (viêm xoang, viêm hầu họng, viêm phế quản, viêm thanh quản…) sẽ ảnh hưởng nặng đến sức khoẻ, tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.
Tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết để phòng tránh và xử lý kịp thời, đúng cách cho con mẹ nhé.
Viêm đường hô hấp trên là gì?
Đây là một bệnh lý phổ biến trên thế giới. Theo ước tính, trong năm 2015 có 17.2 tỉ ca mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên trên toàn thế giới. Năm 2014 đã có 3000 ca tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp trên.
Đây là một trong những lí do đi khám bác sĩ phổ biến nhất, và là bệnh khiến người bệnh phải nghỉ học, nghỉ làm nhiều nhất. Bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, những thường gặp nhất là mùa thu hoặc mùa đông.
Các loại bệnh phổ biến như cảm lạnh và có thể bao gồm những vấn đề khác như viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản…
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh thường gặp
Khi trẻ có những dấu hiệu như: sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho có đờm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau họng khi nuốt, thở khò khè… thì có nghĩa là hệ hô hấp trên đang bị đe doẹ và đã có thể bị viêm đường hô hấp trên.
Hệ hô hấp trên của trẻ lại vô cùng non nớt, lại là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với mọi điều kiện bất lợi từ môi trường, kể cả vi khuẩn, nấm mốc… do đó đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em, người cao tuổi, người bị bạch cầu, bị suy giảm miễn dịch…
Triệu chứng trẻ bị viêm đường hô hấp trên
Triệu chứng của bệnh thường rất đa dạng, chúng có thể là dấu hiệu đơn lẻ hoặc kết hợp của nhiều dấu hiệu như:
- Sốt: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, trẻ em thường dễ sốt cao hơn người lớn, thân nhiệt có thể tăng cao 39-40 độ C, kèm theo các dấu hiệu như viêm kết mạc, ngứa, đau mắt, chảy nước mắt…
- Ho: Ho là triệu chứng xuất hiện trong hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp, thông thường ho thường xuất hiện từng cơn, ho khan có đờm hoặc không đờm.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau cổ họng, mệt mỏi chán ăn.
- Khó thở: Đây là triệu chứng ít gặp, một khi đã gặp thì bệnh đã có dấu hiệu trở nặng, nếu không chữa trị tốt, bệnh có thể chuyển sang mãn tính với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi.
- Một số trẻ em bị viêm VA mãn tính kéo dài do trực khuẩn, có chất nhầy màu xanh ở mũi, trường hợp gây viêm xoang thường kèm theo triệu chứng đau đầu.
Nguyên nhân
Bệnh viêm đường hô hấp trên gây ra bởi virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi, khí độc. Trong đó, các tác nhân virus, vi khuẩn có thể kể đến là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, một số loại nấm… Ban đầu, chúng thường khởi phát bằng sự nhiễm và gây viêm của một loại virus trước đó, sau đó biến chứng thành nhiễm vi khuẩn gây nên tình trạng viêm họng, nhiễm trùng.
Ngoài ra, vẫn có một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng xâm nhập của một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp trên như:
- Tình trạng sức khỏe: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, hoặc người bị suy giảm miễn dịch.
- Môi trường sống: Người sống trong môi trường ẩm thấp, thường xuyên tiếp xúc với điều kiện vệ sinh kém. Trẻ nằm ở phòng có điều hòa với nhiệt độ thấp, khiến mũi họng thường bị khô dẫn đến viêm, nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao hơn khi thời tiết chuyển lạnh.
Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm đường hô hấp trên
Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh vẫn còn thờ ơ và chủ quan với các biến chứng gây ra do viêm đường hô hấp trên vì nghĩ rằng đây là bệnh đơn giản, không đáng ngại. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp các vấn đề như viêm phế quản, viêm phổi, nguy hiểm hơn là suy hô hấp gây tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá được mức độ bệnh. Ngoài ra, các mẹ cần chú ý phòng bệnh hơn chữa bệnh cho con trẻ bằng những cách như:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Phụ huynh nên tiếp tục cho trẻ ăn, bú bình thường, nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày và không nên ép trẻ. Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, phụ huynh có thể làm sạch mũi bằng nước muối NaCl 0,9%.
- Bổ sung nước: Nước rất quan trọng, phụ huynh cần bổ sung đủ nguồn nước giúp cơ thể bé mau khỏe mạnh. Biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh là rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, giúp làm giảm sự tiếp xúc của vi khuẩn đến các đối tượng khác.
- Giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết lạnh, vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ, tránh ở những nơi ẩm thấp.
- Nếu trẻ bị sốt, nên cho trẻ nằm trong phòng mát, thường xuyên lau mát ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và đến gặp bác sĩ ngay nếu sốt kéo dài không hạ.
Mật ong lên men bổ sung kháng sinh tự nhiên từ thảo dược phòng chống bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Hiểu được nỗi khổ đó càng thấy rõ tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin để tăng hệ miễn dịch cho trẻ, MOLA đã cho ra đời sản phẩm Mật ong lên men (MOLM) kết hợp với các vị chanh, tỏi, gừng…
Bạn có thể dễ dàng cho trẻ sử dụng bằng cách hoà tan 1 muỗng MOLM với nước ấm để uống mỗi sáng ngay khi thức dậy.
Trẻ nhỏ rất dễ dàng bị mắc các bệnh về viêm đường hô hấp trên, nếu trẻ lạm dụng sử dụng thuốc sẽ có hại cho dạ dày của trẻ. Vậy nên các mẹ đừng chần chừ nữa, hãy dùng những thực phẩm tự nhiên mỗi ngày để phòng bệnh cho trẻ, các mẹ nhé!
Tìm hiểu thêm: Top 7 thực phẩm mẹ nên thêm vào thực đơn cho trẻ để tăng cường đề kháng