Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ khi ho nhưng phổ biến nhất là do hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cần có một cái nhìn tổng quát, rõ ràng về việc ho và nôn trớ.
Xem thêm: 7 Cách trị ho bằng mật ong tại nhà
Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ khi ho
Trẻ thường bị ho đa số do thay đổi thời tiết. Khi ho trẻ dễ bị nôn trớ nên dễ gây mệt mỏi, chán ăn… kéo theo các bệnh lý về tiêu hóa.
Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống khi thức ăn bị đẩy lên thực quản. Trẻ thường bị nôn trớ khi ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến trẻ thường bị nôn trớ là phản xạ ho. Ho là một phản xạ của cơ thể để tống các vật lạ trong đường hô hấp ra ngoài, là triệu chứng phổ biến của các bệnh đường hô hấp. Ho quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nôn trớ do đường tiêu hóa bị kích thích khi ho. Trẻ bị ho nôn trớ nhiều sẽ mệt mỏi, khó chịu, bỏ bữa, bỏ bú dẫn đến suy nhược cơ thể.
Có thể hiểu rằng, khi trẻ bị ốm, nôn trớ và ho là rất dễ xảy ra, may mắn là nó sẽ dần tự hết khi trẻ khỏe trở lại.
Tuy nhiên, đôi khi chúng lại kéo dài, khiến trẻ càng mệt mỏi hơn, sụt cân. Thậm chí, việc trẻ bị ho nôn trớ nhiều rất có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Cách khắc phục khi thấy trẻ nôn trớ
Trước tiên, cần loại bỏ những nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị ho, nôn trớ khi ho. Các mẹ cần chú ý giữ ấm đường hô hấp kèm ăn mặc phù hợp để trẻ dễ thích nghi với sự thay đổi của thời tiết, thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ và chú ý các thực phẩm, chế độ sinh dưỡng để trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cũng như tránh các thực phẩm gây dị ứng dẫn đến nôn trớ…
Với những bé dưới 2 tuối, đặc biệt là sơ sinh, nôn trớ thường xuyên xảy ra vì dạ dày của bé còn nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu nên bé rất dễ bị nôn trớ, để giảm bớt tình trạng này cần chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, có thể 1-2h lại cho ăn 1 lần. Mẹ cần lưu ý: khi bé nôn nên để bé tư thế nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy, đề phòng chất nôn sẽ tràn vào khí quản gây sặc rất nguy hiểm.
Từng bước thực hiện
Khi trẻ đã bị ho nhiều, buồn nôn và nôn trớ thì các mẹ cần lau sạch miệng, cho bé uống nước và thay quần áo mới cho trẻ để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra, cho bé quấn khăn ăn quanh cổ để phòng trường hợp bé nôn tiếp.
Khi trẻ ngủ, các mẹ đặt trẻ nằm yên, kê cao đầu để thân mình phía trên cao hơn phía dưới, tránh hiện tượng trào ngược. Nếu mẹ thấy bé ho và ọc sữa nhiều thì nên cho bé nằm nghiêng sang một bên để không bị hít dịch nôn vào phổi.
Khi nôn nhiều trẻ sẽ mất một lượng nước khá lớn, do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể trẻ không mất chất điện giải. Mẹ có thể cho bé dùng dung dịch Oresol, nước đun sôi để nguội hoặc nước trái cây loãng.
Một số lưu ý trẻ nôn trớ khi ho
Nôn trớ khi ho không dễ dàng khắc phục được ngay, dễ làm bạn sốt ruột, xót xa nên các mẹ chắc chắn phải cố gắng giữ bình tĩnh, không quát mắng hay tỏ thái độ bực tức dễ làm trẻ mất bình tĩnh, quấy khóc và nôn trớ nhiều hơn. Mẹ từ từ nói chuyện với trẻ để bé quên đi việc ho và nôn.
Các mẹ tuyệt đối không bế xốc trẻ khi bé đang bị nôn, bởi nếu bế bé đột ngột có thể khiến dịch ói bị tràn vào trong phổi.
Khi vuốt lưng, ngực cho bé, bạn vuốt theo chiều từ trên xuống dưới để dịch vị đi xuống dạ dày, tránh tình trạng bị trào ngược lên.
Hiện nay, trong việc điều trị ho ở trẻ nhỏ, nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế khuyến cáo tránh lạm dụng kháng sinh cho bé. Thay vì để phải dùng thuốc khi con đã bị ho, nôn trớ, các mẹ cần “phòng bệnh” mỗi ngày cho trẻ bằng cách sử dụng Mật ong lên men (MOLM) kết hợp với các loại gừng, chanh, tỏi đặc trị trong việc trị ho, cảm, sốt cũng như tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Có như vậy bạn mới loại bỏ được căn cơ nguyên nhân gây ra ho cho trẻ, để trẻ không còn bị những cơn ho hành hạ kéo dài, gây nôn trớ, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ.