Rong kinh là hiện tượng thường gặp của nữ giới ở mọi lứa tuổi bao gồm cả lứa tuổi dậy thì, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Rong kinh kéo dài sẽ gây phiền toái và ảnh hưởng tới sức khỏe của nữ giới nói chung và nữ giới trong độ tuổi sinh nở nói riêng.
Thế nào gọi là rong kinh
Trước tiên cần hiểu khái niệm về kinh nguyệt Rong kinh là hiện tượng rau máu kéo dài bất thường trong nhiều ngày bất thường. Phụ nữ từ độ tuổi dậy thì trở đi đến tuổi mãn kinh, mỗi chu kỳ kinh đều có ngày rụng trứng. Sau ngày rụng trứng dưới tác động của nội tiết estrogen và testoron thì nội mạc tử cung sẽ tăng sinh phát triển và bong xuống và nếu không thụ thai thì nội tiết này sẽ giảm sút làm nội mạc tử cung bong ra, lượng máu từ tử cung theo chu kỳ hàng tháng như vậy gọi là kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt đầu có kinh của lần kinh này đến ngày bắt đầu có kinh của lần kinh sau. Những người có kinh nguyệt bình thường thì chu kỳ kinh diễn ra từ 3 đến 5 ngày và kéo dài từ 28 – 30 ngày. Người có chu kỳ kinh đều đặn, lượng kinh không ra nhiều mà chỉ trong khoảng từ 50 – 80 ml. Nếu kinh nguyệt không đều chứng tỏ sức khỏe bị ảnh hưởng cho nên kinh nguyệt rất quan trọng đối với người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Qua kinh nguyệt có thể đánh giá sức khỏe của người phụ nữ khỏe mạnh hay không khỏe mạnh.
Triệu chứng của rong kinh
- Thời gian máu ra nhiều quá 7 ngày hoặc trên 80ml/lần
- Xuất hiện các cụ máu đông màu sậm hơn bình thường
- Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt buồn nôn vì mất máu nhiều
Nguyên nhân gây rong kinh
+ Do thực thể:
- U xơ tử cung
- Polyp lòng tử cung
- Tăng sinh niêm mạc tử cung
- Ung thư niêm mạc hoặc cổ tử cung
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung
+ Do nội tiết:
- Do tuổi tác: ở tuổi dậy thì hoặc ở độ tuổi tiền mãn kinh trục hạ đồ buồng trứng không còn hoạt động mạnh nữa gây nên rối loạn nội tiết. => Xem thêm bài: Bổ sung nội tiết tố từ thiên nhiên
- Những người rong huyết do có thai ngoài tử cung hoặc sảy thai
- Sử dụng thuốc nội tiết không đúng đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp khiến cho nội tiết không điều hòa được.
Phương pháp điều trị
+ Điều trị nội khoa: Tùy từng mức độ rong kinh nặng hay nhẹ các bác sĩ sẽ đưa ra các loại thuốc điều trị riêng. Những thuốc sau sẽ được kê đó là:
- Thuốc chống viêm steroil: giúp cầm máu kinh nguyệt, giảm máu kinh và giảm đau bụng kinh
- Thuốc cầm máu: tác dụng giảm chảy máu kinh ngay
- Thuốc tránh thai dạng uống: Không chỉ có tác dụng ngừa thai, thuocs tránh thai còn có tác dụng ổn định kinh nguyệt, giảm chảy máu kinh.
- Sử dụng thuốc bổ sung sắt
+ Điều trị ngoại khoa:
Nếu việc điều trị nội khoa không giảm thiểu được tình trạng rong kinh thì cần tiến hành thăm khám buồng tử cung và thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật cần thiết để chẩn đoán và điều trị.
- Những việc cần thiết khi bị rong kinh:
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt bổ sung thực phẩm giàu vitamin và sắt
- Không làm việc hay di chuyển nhiều tránh máu ra nhiều hơn, cần nghỉ ngơi thư thái tinh thần
- Sử dụng những cây thuốc quý quanh ta như: cây nhọ nồi, ngải cứu, quế, gừng để giảm những cơn đau do rong kinh gây ra cũng như cầm máu khi bị rong kinh
Ngoài những phương pháp nêu trên thì phụ nữ nênbổ sung nội tiết tố cho cơ thể bằng cách bổ sung nội tiết từ thuốc tây y hoặc nguồn gốc thảo dược. Trong đó thuốc nội tiết thảo dược được nhiều người ưa chuộng hơn bởi sự an toàn và lành tính của nó.
Nguồn: Sưu tầm từ internet , bài viết chỉ mang tính tham khảo, không có tác dụng thay thế chuẩn đoán của bác sĩ. Tham khảo ý kiến bác sĩ khi điều trị rong kinh